Chắc hẳn ai trong chúng ta vẫn còn nhớ đến khoảnh khắc định mệnh đó, ngày 24 tháng 10 năm 2020, một thông tin làm rúng động làng võ thuật đã lan truyền trên khắp các mặt báo. Tay đấm vĩ đại bậc nhất lịch sử UFC ở hạng nhẹ – Khabib Nurmagomedov – đã chính thức tuyên bố giải nghệ, khép lại một triều đại huy hoàng với hơn 2 năm nắm giữ đai vô địch UFC, trải qua chuỗi 29 trận bất bại và được trang Fight Matches bầu chọn là tay đấm hạng nhẹ vĩ đại nhất mọi thời đại. Sau đây, hãy cùng Tinh Hoa Võ Thuật đếm lại những mốc son chói lọi trong sự nghiệp đầy áp những vinh quang của “Đại Bàng Nga” Khabib Nurmagomedov ngay dưới đây nhé!
Khabib Nurmagomedov là người dân tộc Avar, anh sinh vào ngày 20 tháng 09 năm 1988 tại một ngôi nhà nhỏ ở Sildi, Dagestan. Sau năm 1991, khi Liên bang Xô Viết giải thể thì Dagestan sau đó cũng chính thức tách ra trở thành Cộng Hòa Dagestan. Tuy nhiên, tình hình quê hương của Khabib vẫn rất bất ổn khi khu vực này phải liên tiếp hứng chịu những cuộc tấn công của các lực lượng quân sự đến từ bên ngoài. Sinh trưởng trong một môi trường khắc nghiệt cùng với nguy cơ chiến tranh luôn rình rập đe dọa, Khabib Nurmagomedov buộc phải học cách tự vệ ngay từ lúc còn nhỏ để có thể ứng phó kịp thời với các tình huống và đảm bảo an toàn cho mình.
Một điều may mắn đối với tay đấm sinh năm 88 là gia tộc Nurmagomedov vốn có truyền thống lâu đời về võ học. Ông nội Khabib là một vận động viên vật tự do, bác ruột của anh là nhà vô địch Sampo thế giới, trong khi cha ruột – ông Abdulmanap – cũng chính là người thầy dạy võ đầu tiên trong đời của Khabib. Thời thơ ấu của Khabib gắn liền với việc tập vật lộn với cha và với những anh em tại võ đường. Theo tiết lộ của ông Abdulmanap, Khabib đã học võ thuật song song với lúc đi học và với sự hỗ trợ nhiệt tình từ anh trai Magomed và em họ Nasimuddin.
Kỹ năng của ngôi sao sáng giá cũng từ đó mà có sự tiến bộ vượt bậc. Giải thích về lí do vì sao mà Khabib được rèn luyện võ thuật ngay từ lúc mới tập đi, một phóng viên nổi tiếng đã tiết lộ trong một loạt phóng sự của mình rằng: “Tuy đa số trẻ em tại đây không có bố mẹ là những vận động viên thể thao đều đạt thành tích cá nhân, nhưng việc trẻ em học võ từ rất nhỏ như Khabib không phải là điều gì quá lạ lẫm trong cộng đồng của người Dagestan.” Hầu hết những đứa trẻ đều biết ‘choảng’ nhau đường phố từ khi chúng còn rất nhỏ, và khi chúng lớn hơn một chút, tầm 8 đến 10 tuổi, không mấy mà trong số chúng sẽ thử sức mình trên những thảm đấu vật.
Đặc biệt, năm lên 9 tuổi, Khabib đã khiến bạn bè của mình phải ngỡ ngàng khi thực hiện các đòn thế vật với chú gấu ở khoảng sân gần nhà. Nói về việc vì sao lại để Khabib tập luyện một cách nguy hiểm theo cách như vậy, chú của anh, chú của anh hồi tưởng nhớ lại: “Hồi đó, hàng xóm nhà của chúng tôi có mua được 2 con Gấu, một con thì chết nên còn lại mỗi một con. Về cơ bản trẻ em chúng khá thích động vật người nên Khabib rất hay sang chơi với con Gấu đó. Trong đoạn video, mọi thứ ban đầu chỉ là đùa giỡn, nhưng về sau, khi Khabib đem kỹ thuật vật lộn, và rất tự nhiên, cuộc vui đó trở thành một trận chiến võ thuật thật sự.”
Dưới sự dìu dắt của cha, cường độ tập luyện cao hàng ngày với các anh em và bài tập vật nhau với gấu hoang dã đầy thú vị, trình độ võ thuật của Khabib cũng vì vậy mà tăng lên không ngừng. Do đó, khi anh đạt đến tuổi thiếu niên, cha của anh đã đưa ra quyết định sẽ đào tạo cậu con trai của mình trở thành một tay đấm hàng đầu của làng võ tổng hợp MMA.
Thời gian sau, gia đình của Khabib Nurmagomedov cũng chuyển lên thủ đô Dagestan, nơi có điều kiện tập luyện tốt hơn để cha anh có thể giúp anh đạt được những bước phát triển mới trong sự nghiệp. Cũng tại đây, Khabib được dịp tập luyện với những hình thức chiến đấu mới song song với vật truyền thống như Sambo và Judo. Trước đó, tay đấm sinh năm 88 vốn chỉ quen với những đòn vật cổ điển cùng các trận đấu mang phong cách đường phố ở khoảng sân quê nhà, vì thế, khi bắt đầu trải nghiệm ở những môn võ mang tính chất truyền thống như Judo, anh có phần bỡ ngỡ và tỏ ra chưa thể thích nghi hoàn toàn. Theo tiết lộ của ông Abdulmanap thì Khabib cần phải tiếp thu tốt những kỹ thuật Judo để học cách chiến đấu trong bộ võ phục trước khi thành thạo những kỹ năng khác.
Năm 2008, khi chính thức bước đến độ tuổi 20, Khabib đã có trận đấu MMA đầu tiên trong sự nghiệp bằng cuộc chạm trán với Vusal Bayramov tại CSFU – Champions League ở hạng nhẹ. Với thực lực vượt trội hơn, tay đấm đến từ Dagestan đã không gặp bất kỳ khó khăn nào đã giành chiến thắng sau 2 phút 20 giây bằng một đoàn khóa tam giác chuẩn mực – một sự tình cờ khi ở trận đấu anh gặp Justin Gaethje, lần thượng đài cuối cùng trong sự nghiệp của mình thì Khabib cũng đã hạ gục đối phương bằng chính đòn khóa tam giác mà anh đã dùng trong ngày ra mắt MMA.
Quay trở lại với những ngày thi đấu chuyên nghiệp của Khabib, với sự dìu dắt của cha, cùng nỗ lực tập luyện không ngừng nghỉ của anh và với tài năng thiên bẩm đã được khẳng định, anh liên tiếp giành được các chiến thắng trong 3 năm từ 2008 đến 2011, khuấy đảo hoàn toàn các đấu trường võ thuật Đông Âu như M1 hay ProFC, sở hữu chuỗi 16 trận chưa từng nếm mùi thất bại. Với những thành tích ấn tượng, đó UFC đã bị thu hút đặc biệt với Khabib và ngay lập tức soạn sẵn một bản hợp đồng để chiêu mộ tay đấm đến từ Dagestan. Sau khi thảo luận cùng với cha, Khabib Nurmagomedov quyết định gia nhập UFC, nơi sẽ đưa sự nghiệp của anh đạt đến đỉnh cao vinh quang cùng với việc được công nhận như là một trong những võ sĩ vĩ đại nhất lịch sử của giải đấu này.
Trận đấu ra mắt UFC của Khabib đã diễn ra vào ngày 20 tháng 1 năm 2012, với cuộc chạm trán với võ sĩ từ Iran – tay đấm Kamal Shalorus. Dù gặp đôi chút khó khăn trước tay đấm có biệt hiệu ‘Hoàng Tử Ba Tư’, thế nhưng bằng 1 đòn siết cổ sau khi được thực hiện hoàn hảo ở hiệp 3, Khabib đã buộc đối thủ phải đập tay xin thua và giành về cho mình chiến thắng ngay ở lần thượng đài đầu tiên ở UFC.
Tiếp đà phong độ, võ sĩ sinh năm 88 tiếp tục vượt qua Gleison Tibau và Thiago Tavares, đặc biệt ở trận đấu với Abel Trujillo tại sự kiện UFC 160, Khabib đã lập nên một kỷ lục tại thời điểm đó khi có 21 lần quật ngã đối thủ thành công sau 28 pha tấn công.
Thống kê cho thấy khả năng dẫn trận đấu sang thế địa chiến tuyệt vời của tay đấm đến từ Dagestan, đến cuộc đối đầu với Pat Healy ở UFC 165, kỹ năng vật hiệu quả của Khabib tiếp tục đóng vai trò quan trọng giúp anh giành chiến thắng thứ 4 liên tiếp tại UFC, đồng thời nâng số trận bất bại của anh trong sự nghiệp nên con số 21.
Chứng kiến màn thể hiện ấn của Khabib, chủ tịch của UFC – ông Dana White – đã phải thốt lên rằng: “Cách vật ngã đối phương của Khabib làm tôi nhớ đến phong cách chiến đấu của Huyền Thoại Matt Hughes – nhà cựu vô địch UFC hạng cân Welterweight. Cậu ấy có thể bước vào lồng bát giác và hạ gục bất kỳ ai mà mình muốn tương tự như Matt Hughes ngày trước, cậu nhóc này thật sự thú vị và tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể làm được những điều lớn lao với cậu nhỏ Khabib này.”
Khoảng thời gian tiếp theo, tay đấm đến từ Dagestan được kỳ vọng sẽ có những màn chạm trán với các đối thủ máu mặt cùng thời khác, tuy nhiên, vì một số lý do khác nhau mà những màn so tài được kỳ vọng đó không thể diễn ra như dự kiến và Khabib buộc phải thay thế bằng trận đấu với Darrell Horcher, Michael Johnson, Edson Barboza. Mặc dù các trận đấu đó anh đều giành chiến thắng để tiếp tục nối dài chuỗi trận ấn tượng của mình tại UFC, thế nhưng, võ sĩ sinh năm 88 vẫn tỏ ra bức xúc khi anh vẫn chưa được ban tổ chức cân nhắc để chinh phục danh hiệu vô địch tại giải MMA số một hành tinh này.
Cơ hội tưởng đã đến rất gần với Khabib Nurmagomedov khi anh được sắp xếp được trở thành đối thủ với nhà vô địch hạng nhẹ lúc bấy giờ – Eddie Alvarez, thế nhưng đến phút chót thì phía UFC và cả Eddie đều thống nhất rằng anh không phù hợp và trao nó cho người khác, tước đi cơ hội thách thức của Khabib.
Quyết định từ ban tổ chức đã khiến tay đấm đến từ Dagestan cảm thấy rất phẫn nộ và anh từng bức xúc bày tỏ trên mạng xã hội rằng: “Không thể tin được khi là một nhà vô địch, hay phải nói là một nhà vô địch nhảm nhí như Eddie đã từ chối cuộc đấu. Rồi sẽ có một ngày tôi bắt bắt Eddie và Conor Mcgregor phải quỳ gối xin hàng. Còn với UFC, tôi phải gọi họ là một tổ chức quái đản. Không thể hiểu được vì sao họ lại thay đổi như vậy.” Chứng kiến cơn nóng giận của Khabib, phía UFC đã cam kết sẽ dành cơ hội cho anh khi lựa chọn Tony Ferguson rồi sau đó là Max Holloway làm đối thủ của tay đấm Đông Âu ở sự kiện UFC 223. Tuy nhiên, chấn thương đã khiến Ferguson và cả Holloway không thể tham dự giải đấu, và Al Laquintan ta đã được lựa chọn là phương án thay thế.
Đáng chú ý, trong bối cảnh chiếc đai vô địch hạng nhẹ vẫn còn trong tình trạng bỏ trống, người giành chiến thắng trong cuộc đối đầu này sẽ chính thức trở thành chủ nhân mới của danh hiệu UFC ở hạng cân Lightweight, đứng trước cơ hội hàng đầu để có thể giành được chiếc đai vô địch tại UFC, Khabib đã không bỏ lỡ khi hạ gục Al Laquintan sau 5 hiệp, qua đó trở thành tân Vương hạng nhẹ và chính thực chạm đến đỉnh vinh quang sau hơn 6 năm thi đấu tại sân chơi MMA số 1 hành tinh.
Tuy nhiên, hành trình của Khabib vẫn chưa dừng lại ở đây, bởi khi đó cũng là thời điểm anh phải bảo vệ danh hiệu của mình trước sự khiêu khích từ những kẻ thách thức khác. Gương mặt đầu tiên tìm đến không ai khác là gã điên Conor McGregor, chủ nhân trước đó của chiếc đai UFC Lighweight Championship và được đánh giá là một trong những võ sĩ hàng đầu thời điểm đó. Màn chạm trán của cả hai tại UFC 229 diễn ra vô cùng căng thẳng, và mặc dù đã giành chiến thắng ở 2 hiệp đầu nhưng đến hiệp thứ 3, Khabib đã để cho Conor McGregor chiếm lợi thế, đáng chú ý, đó cũng chính là lần đầu tiên trong sự nghiệp tại UFC mà Khabib Nurmagomedov để đối thủ dồn ép khá oan ở một hiệp đấu. Như vậy, với việc tận dụng tối đa tư thế khóa vật sở trường, Khabib đã hạ gục được Conor McGregor ở hiệp 4 bằng một đòn siết cổ từ phía sau, bảo vệ thành công đai vô địch.
Bất ngờ hơn là màn chạm trán giữa cả hai lại kết thúc theo một kịch bản không hề êm đẹp, cụ thể, sau khi khuất phục được Conor McGregor thì Nurmagomedov đã ngay lập tức phi ra khỏi lồng bát giác để tấn công bạn tập của Conor là Dillon Danis vì những mâu thuẫn diễn ra trước đó. Trận hỗn chiến bất đắc dĩ diễn ra, các đồng đội của McGregor và Danis cũng ngay lập tức đánh trả, còn ở trên sàn đấu, người phe Khabib không biết cũng lao về phía gã điên, người vẫn còn chưa kịp hồi phục sau khi dính đòn siết cổ từ trước đó. Chung cuộc, trận đấu đã kết thúc bằng sự can thiệp của cảnh sát cùng lực lượng an ninh, đồng thời đã để lại một hình ảnh không đẹp của chính UFC và các võ sĩ cùng với những người hâm mộ giải đấu. Tuy nhiên, theo thống kê, trận đấu giữa Khabib vs Conor vẫn là sự kiện võ thuật thu hút nhiều lượt theo dõi tại nhất điểm đó, với khoảng 2,4 triệu lượt xem.
Về phía Khabib, sau chiến thắng ấn tượng trước ‘Gã điên’ Conor, anh đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ các cổ động viên và giới truyền thông quê nhà, thậm chí, tay đấm đến từ Dagestan còn được Bộ trưởng Bộ thể thao cùng với Tổng thống Nga Putin mời đến gặp mặt và khen thưởng.
Với riêng cá nhân Khabib, rút kinh nghiệm từ những sự việc ẩu đả vừa qua, anh đã có hình thức xử lý ôn hòa hơn khi chạm trán đối thủ tiếp theo trong hành trình bảo vệ đai vô địch, Dustin Poirier. Đụng độ nhau tại UFC 242, tay đấm đến từ Dagestan vẫn tiếp tục thể hiện phong độ ấn tượng khi khiến đối thủ phải đập tay xin thua sau đó siết cổ ở hiệp 3. Chiến thắng của Khabib Nurmagomedov cũng giúp anh nhận được giải thưởng màn trình diễn hay nhất tại sự kiện The Former Of The Night lần thứ 2 trong sự nghiệp. Sau cuộc đối đầu với Edson Barboza tại UFC 219, khép lại trận đấu, nhà vô địch hạng nhẹ cũng đã có màn trao đổi áo với chính kẻ chiến bại đặc biệt, anh cũng đã bán đấu giá chiếc áo của Dustin để quyên tiền cho quỹ từ thiện của Poirier. Chiếc áo đó được bán với giá 100 ngàn đô và toàn bộ quá trình quyên góp đã giám sát bởi chủ tịch Dana White.
Khép lại màn so tài với Dustin Poirier, hành trình bảo vệ đai vô địch của Khabib lại tiếp tục khi Tony Ferguson và Justin Gaethje nổi lên là hai ứng viên mới thách thức cho chức đai vô địch. Cuối cùng, sau chiến thắng trước chính Tony Ferguson, Justin Gaethje đã được lựa chọn trở thành cái tên góp mặt tại sự kiện chính của UFC 254.
Giai đoạn này, Nurmagomedov đang gặp phải cú sốc lớn về tinh thần sau khi cha của anh qua đời vào ngày 03/07 vì biến chứng hậu Covid-19. Sự ra đi của võ sư Abdulmanap không chỉ giáng một đòn đau đớn vào tường thành của Khabib, nó còn khiến giới hâm mộ võ thuật và làng thể thao thế giới cảm thấy bàng hoàng và đau xót. Sau sự việc đó, người phát ngôn báo chí của văn phòng Tổng thống Nga cho biết, tổng thống Putin đã yêu cầu tang lễ của cha Khabib phải được tiến hành theo nghi lễ cấp Nhà nước. Về phía Khabib, anh cũng đã lên tiếng rằng: “Một nỗi đau rất lớn, một mất mát lớn không gì có thể san lấp được nhưng tôi sẽ biến sự mất mát này thành sức mạnh, tôi sẽ mạnh mẽ hơn dù không còn cha tôi bên cạnh, người thầy từng bước dạy dỗ cho tôi, và huấn luyện cho cả những anh em của tôi nữa.”
Biến đau thương thành sức mạnh, Khabib Nurmagomedov có chiến thắng vô cùng ấn tượng tại UFC 254 sau khi hạ gục Justin Gaethje bằng đòn khóa tam giác và bảo vệ thành công đai vô địch hạng nhẹ của mình. Theo tiết lộ của nhà cựu vô địch UFC, Nurmagomedov đã cố tình sử dụng đòn khóa tam giác này thay vì đòn bẻ tay quen thuộc để khuất phục Gaethje do sợ thủ của mình có thể gặp phải chấn thương.
Màn thể hiện của Khabib cũng giúp anh có lần thứ 3 có được giải thưởng Màn trình diễn hay nhất sự kiện. Nhưng đáng chú ý hơn, sau chiến thắng trước Justin Gaethje, tay đấm sinh năm 88 cũng lên tiếng về quyết định giải nghệ: “Đây là trận đấu cuối cùng của tôi, tôi không thể thi đấu khi không còn cha mình bên cạnh. Khi UFC gọi cho tôi, tôi đã nói chuyện với mẹ trong vòng 3 ngày, bà ấy không muốn tôi bước lên sàn mà không có cha, tôi đã hứa với mẹ rằng đây sẽ là trận đấu cuối cùng. Và một khi đã hứa thì tôi phải thực hiện lời hứa đó.”
Tuyên bố giải nghệ của Khabib Nurmagomedov đã khiến toàn thể giới võ thuật chấn động. Nhưng sau tất cả, những tay đấm hàng đầu của UFC đã bày tỏ sự thấu hiểu cho quyết định của võ sĩ người Nga. Chia sẻ ngay sau trận đấu, kẻ chiến bại của ‘Đại bàng Nga’, Justin Gaethje cũng cho biết: “Đây ở trạng thái cảm xúc đau buồn, nhưng dù muốn hay không thì anh ấy vẫn là những thứ mà mình cần. Tôi biết cha của anh ấy rất tự hào về anh ấy.”
Khép lại sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp, Khabib Nurmagomedov được phía UFC bình chọn là ‘Võ sĩ hay nhất giải đấu ở mọi hạng cân’.
“Khabib là tay đấm hạng nhẹ vĩ đại nhất mọi thời đại.”
Ngoài ra, Khabi cũng là cái tên còn lập nên vô số kỷ lục khác như: Nhà vô địch hạng nhẹ của thời gian giữa đài lâu nhất trong 931 ngày, đánh bài thành tích của Huyền Thoại B.J. Penn với 812 ngày; Là võ sĩ có số lần quật ngã đối thủ nhiều nhất trong một trận đấu, với 21 lần thành công sau 28 tiếp cận ở lần chạm trán với Abel Trujillo tại UFC 160; Có đồng số lần bảo vệ thành công đai vô địch hạng nhẹ trong lịch sử 3 lần; Có số lần thắng bằng đòn khóa nhiều nhất trong lịch sử UFC hạng nhẹ (3 lần),…. và là vô địch người Nga theo đạo Hồi đầu tiên trong lịch sử, cũng như sở hữu chuỗi thành tích 29 trận bất bại trong sự nghiệp.
Có lẽ sẽ còn rất lâu nữa thì thế giới võ thuật mới có thể chứng kiến một tay đấm hạng nhẹ có được chuỗi thành tích vĩ đại như Khabib Nurmagomedov. Và ở thời điểm hiện tại, người hâm mộ hoàn toàn có thể đưa ra kết luận rằng ‘ Đại bàng Nga’ xứng đáng được công nhận như một trong những huyền thoại võ tự do MMA số một hành tinh của UFC.